Hãy công bằng với Amiang

02-03-2015
Ông LÊ MINH PHÚC (Nguyên Cục phó Cục Vật lý Địa chất Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam)

QĐND - Một lần, tôi được mời đọc tham luận với tư cách là đại diện Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam (HHTLVN) tại cuộc Hội thảo về Amiang do Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức, có hai GS Tacahashi và Ivanov, đại diện cho hai tổ chức quốc tế là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) tham dự. Từ trên diễn đàn, các GS thể hiện quan điểm chống Amiang mạnh mẽ bằng cách đưa ra những ý kiến như không có gì khác nhau giữa Amiang Chrysotile (AC) và Amiang Amphibol (AA), không có ngưỡng an toàn đối với Amiang, phải loại bỏ căn bệnh A bằng cách không dùng A và cuối cùng, các ông đưa ra con số giật mình là mỗi năm toàn thế giới có 100.000 người chết do Amiang gây ra. Còn ý kiến của tôi, lẽ dĩ nhiên là trái ngược lại với hai ông. Trong giờ giải lao, các GS hỏi tôi: Làm sao ông có thể phân biệt được giữa AC và AA. Tôi trả lời là đơn giản thôi: Cứ lấy một nắm sợi A cho vào một cốc dung dịch acide loãng gần với môi trường phổi. Sau vài phút, nếu là AA thì nó vẫn giữ nguyên hình sợi, lưu lại trong phổi lâu dài, gây u bướu, còn nếu là AC thì nó sẽ xun lại như kẹo cao su, bắt đầu quá trình phân hủy. (Sở dĩ như vậy là vì thành phần kim loại trong AC là ma-giê có tính kiềm còn trong AA là sắt có tính acide). Các ông đang suy nghĩ để phán xét. Thấy hai ông có vẻ cởi mở, tôi hỏi: Thưa các GS! Nếu con số này là đúng thì mỗi năm ngành TLVN sẽ phải góp vào đó khoảng 30 nhân mạng dù tính theo tỷ lệ người tiêu dùng hay theo tỷ lệ lượng AC được sử dụng. Nhưng thực tế thì không phải thế! 

Như ta đã biết, sợi AC với kích thước cỡ phần triệu mi-li-mét nên dễ thâm nhập vào phổi qua đường hô hấp. Vì vậy, chính phủ nhiều nước đưa ra quy định nồng độ sợi từ 5s/cm3(Thái Lan) đến 0,1s/cm3 không khí (Mỹ) để giảm nhẹ nguy cơ gây hại của AC. Việt Nam quy định 1s/cm3, thuộc loại trung bình của khu vực. Nếu hạ nồng độ bụi AC nơi sản xuất đến mức “0” thì căn bệnh ung thư trung biểu mô sẽ không xảy ra.

Từ lâu các nhà địa chất thế giới đã gửi đi hai thông điệp quan trọng:

1- Trữ lượng khoáng sản là hữu hạn, nên cần sử dụng tiết kiệm  (như dầu mỏ, than đá có thể cạn vào cuối thế kỷ này như dự báo).

2- Khoáng sản không có lỗi mà lỗi là ở người sử dụng chúng (cho dù độc như các nguyên tố phóng xạ). Chính vì vậy, mà chẳng ai lên án hoặc nói “không” với các chất phóng xạ, mặc dù bảo quản chúng cũng đã nguy hiểm đến chết người chứ nói gì đến việc sử dụng chúng để làm bom nguyên tử hay điện hạt nhân! Vậy chúng ta nên công bằng với Amiang, không nên nói “không” với AC mà nên khuyến khích đầu tư, cải thiện môi trường, nhanh chóng đưa nồng độ bụi từ 1 sợi xuống 0 sợi/cm3 không khí, nơi sản xuất tấm lợp Fibrô-ximang. Trong môi trường sạch đó thì làm gì có sợi vào phổi để gây bệnh? Chẳng lẽ hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sử dụng AC, thậm chí sống trên miệng mỏ AC, đều là những kẻ điếc, kẻ tự sát?

Hiện nay, thế giới đang khan hiếm AC, không đủ cung cấp cho các nhà sử dụng. Các nhà sản xuất tấm lợp nhiều năm cũng đã phải tự đi liên hệ với các nước khai thác Amiang, kể cả châu Phi để tìm kiếm các nhà cung cấp khác mà cũng rất khó khăn.

Đối với Việt Nam, tấm lợp AC là vô cùng có ích. Mỗi năm ngành tấm lợp nhập từ 60 đến 70 nghìn tấn AC (không phải 650.000 tấn) để sản xuất 100 triệu mét vuông, chiếm 40% chất lợp của toàn nước với giá thành rẻ. Người nghèo khó với tới khi giá tấm lợp tăng 10 đến 20% nên những tấm lợp đắt tiền đừng hy vọng sẽ có thị phần trong nhu cầu tấm lợp của người nghèo.

Qua đây tôi thấy, Quyết định 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn!

LÊ MINH PHÚC (Nguyên Cục phó Cục Vật lý Địa chất Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp

TIN MỚI ĐĂNG