Từ ngày 29/4 – 10/5/2019, Hội nghị các bên được họp tại Geneva, Thụy Sỹ, để bàn về 3 công ước quốc tế: Công ước Basel, Công ước Stockholm và Công ước Rotterdam.
Trong kỳ họp thứ 9 (COPs 9), Công ước Rotterdam bàn thảo chính về 3 vấn đề: (1) Đề xuất bổ sung Phụ Lục VII; (2) Đề xuất thay đổi Mục 22; và (3) Đề xuất bổ sung amiăng trắng vào Phụ Lục III.
Đề xuất bổ sung Phụ Lục VII vào Công ước Rotterdam
Phụ lục VII – đã được đề xuất bởi 12 quốc gia: Canada, Colombia, Costa Rica, Ghana, Jordan, Mali, Nigeria, Peru, Thuỵ Sỹ, Thái Lan, Cộng hoà Tanzania và Zambia. Phụ lục được đề xuất có tiêu đề “Quy trình và cơ chế về việc tuân thủ Công ước Rotterdam”. Đề xuất sau đó được tài trợ thêm bởi 4 thành viên: Malaysia, Maldives, Panama và Liên minh Châu Âu.
Tóm tắt nội dung được đề xuất về Phụ lục VII Một Uỷ ban giám sát tuân thủ Công ước (gọi tắt là Uỷ ban) được thành lập với 15 thành viên được đề cử bởi thành viên của Công ước và phân chia công bằng theo vị trí địa lý. Uỷ ban có nhiệm vụ giám sát các thành viên và báo cáo với Ban thư ký của Công ước về trường hợp thành viên nào chưa tuân thủ quy định của Công ước. Thành viên chưa tuân thủ sẽ phải đưa ra kế hoạch và thời gian để tuân thủ, kèm theo đó là được tư vấn và hỗ trợ nếu cần thiết. Nếu sau 90 ngày từ khi được tư vấn mà thành viên vẫn chưa tuân thủ, các biện pháp khác sẽ tiếp tục được bàn thảo. Các quyết định của Uỷ ban sẽ dựa cơ chế đồng thuận nhưng nếu cơ chế đồng thuận không thể đạt được thì cơ chế biểu quyết sẽ được áp dụng nếu quyết định được đồng ý bởi 80% số thành viên (yêu cầu ít nhất 10 thành viên). |
Ý kiến của các thành viên về đề xuất thêm Phụ Lục VII:
Kết luận: Ngài Chủ tịch hội nghị đã cho biểu quyết ngay tại thời điểm đó: 124 thành viên ủng hộ, 6 thành viên phản đối. Kết luận sau phiên biểu quyết là sẽ thêm Phụ lục VII.
Phản ứng với quyết định này, Brazil, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Trinidad & Tobago, Venezuela, Pakistan, Cuba, và Qatar cho rằng các thành viênchưa có đủ thời gian để tham khảo chỉ đạo từ quốc gia mình nên quyết định của đại biểu là không chính thức. Iran cho rằng một quyết định về biểu quyết vội vã như vậy sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau.
Đề xuất thay đổi mục 22 của Công ước Rotterdam
12 quốc gia Châu Phi (Botswana, Cameroon, Ghana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria, Swaziland, Tanzania và Zambia) đề xuất thay đổi Mục 22 (về thực thi và thay đổi các phụ lục) nhằm thay đổi quy trình bầu chọn dành cho những hóa chất được đề nghị bởi hội đồng giám định hóa chất (Chemical Review Committee). Theo bản đề xuất này, do một số hóa chất đã được đề nghị đưa vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam trong nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có thay đổi nào, Mục 22 về quy trình hoạt động của Công ước cần được thay đổi. Nhóm các nước Châu Phi này đề xuất như sau: Các thành viên của COPs sẽ sử dụng quy tắc đồng thuận nhằm đưa các hóa chất vào Phụ lục III. Tuy nhiên, nếu vẫn không đạt được sự đồng thuận sau khi cố gắng hết sức, một quyết định cuối cùng có thể sẽ được đưa ra bởi ba phần tư (75%) các quốc gia thành viên.
Mục 22 Công ước Rotterdam: Về thực thi và thay đổi các phụ lục Khoản 4 mục 22 (Được đề xuất loại bỏ) đề cập về quy trình áp dụng khi đề xuất, thực thi và áp dụng các thay đổi cho Phụ lục III: (1) Việc thay đổi Phụ lục III sẽ được đề xuất và bàn luận theo quy trình được đề cập từ Mục 5 tới 9 và khổ 2 Mục 21. (2) Hội nghị các bên sẽ quyết định việc áp dụng dựa theo cơ chế đồng thuận. (3) Quyết định thay đổi Phụ lục III sẽ được thông báo tới các thành viên bởi Hội đồng Công ước. Thời gian áp dụng các điều khoản thay đổi với tất cả thành viên sẽ được thông báo trong quyết định. |
Bằng việc tập trung vào thay đổi Mục 22 của Công ước Rotterdam, các quốc gia ủng hộ đưa Amiăng trắng vào Phụ lục III đang hướng tới xóa bỏ cơ chế đồng thuận của Công ước và chuyển sang cơ chế quyết định được đưa ra bởi số đông. Do số thành viên phản đối chỉ còn là thiểu số, việc Amiăng trắng vào Phụ lục III đã kéo dài nhiều năm nay vì thế sẽ trở thành sự thực nếu Mục 22 bị sửa đổi.
Dưới đây là danh sách các thành viên đóng góp ý kiến trong buổi họp:
Kết luận: Do có nhiều ý kiến phản đối, ngài chủ tịch kết luận loại bỏ Đề xuất sửa đổi Mục 22 của Công ước về việc loại bỏ cơ chế đồng thuận cho Phụ Lục III. Vấn đề này sẽ không được thảo luận tiếp ở những lần COPs tiếp theo.
Đề xuất bổ sung các chất vào Phụ Lục III của Công ước Rotterdam
Chủ đề về danh mục các chất được đề xuất đưa vào Phụ Lục III luôn là một phần chính tại tất cả các kỳ họp Công ước Rotterdam. Tại COPs 9, 2 chất được đồng thuận đưa vào Phụ Luc III là: hexabromocycododecane và phorate. Bên cạnh đó, acetochlor, carbosulfan và fenthion không đạt được sự đồng thuận và sẽ tiếp tục được thảo luận.
Amiăng trắng là chất được đề cập cuối cùng trong danh mục các chất được đề xuất đưa vào Phụ Lục III. Đã có 37 thành viên và 7 đại biểu không phải thành viên phát biểu ý kiến về việc đưa amiăng trắng vào Phụ Lục III.
Kết luận: Do còn nhiều quốc gia lớn phản đối, đề xuất đưa amiăng trắng vào Phụ Lục III một lần nữa bị bác bỏ. Vấn đề này đã kéo dài nhiều năm mà không có biến chuyển nào. Do vậy, ngài Chủ tịch ngay lập tức đưa ra quyết định dời vấn đề này sang kỳ họp tiếp theo vào năm 2021.